Tôi nên ghép loa JBL Ti1000 với ampli và đầu CD nào?

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011 0 nhận xét


Tôi nên ghép loa JBL Ti1000 với ampli và đầu CD nào?

Tôi thích nghe nhạc nhẹ, trữ tình. (Phong)

Tên người gửi: Hoàng Hữu Phong
  Tôi có đôi loa JBL Ti1000, trở kháng 4 Ohm, độ nhạy 88 db.
Xin tư vấn tôi có thể ghép với ampli, đầu CD nào thì hợp. Tôi thích nghe nhạc nhẹ, trữ tình.
Xin cảm ơn.

Thông số kỹ thuật hệ thống loa Tannoy Definition

0 nhận xét


Đánh giá hệ thống loa Tannoy Definition

Dù có giá không hề rẻ, Tannoy Definition vẫn là sự chọn rất đáng cân nhắc cho những hệ thống giải trí tại gia cao cấp.

Tannoy cũng như Tannoy Definition đã có lịch sử phát triển lâu dài. Ảnh: Tannoy.

Thông số kỹ thuật
Nguyên Khánh

24-bit/96kHz có phải là tương lai của âm thanh số?

0 nhận xét


24-bit/96kHz có phải là tương lai của âm thanh số?

Chuẩn âm thanh cao 24-bit/96kHz đã xuất hiện, lan rộng và khẳng định chỗ đứng vững chắc trong toàn ngành công nghiệp.

Nhạc số
Người dùng phổ thông khó nhận ra được sự khác biệt giữa các chuẩn âm thanh. Ảnh: Urbanislandz.
Cách đây hơn một thập kỷ, âm nhạc số với độ phân giải 16-bit/44,1kHz phổ biến rộng rãi trên các đĩa CD, trở thành một chuẩn mực cho thứ âm thanh độc đáo "sinh sau đẻ muộn". Tuy vậy, cùng với sự phát triển của công nghệ máy tính và sự hỗ trợ của các nhà sản xuất thiết bị âm thanh, những chuẩn âm thanh cao hơn, mà điển hình là 24-bit/96kHz, bắt đầu xuất hiện, lan rộng, và khẳng định chỗ đứng vững chắc trong toàn ngành công nghiệp.
Trong cuộc đua chiếm giữ vị trí số một của định dạng CD suốt hàng chục năm qua, cần nhắc đến một "đối thủ" khác là chuẩn âm thanh còn khá mới mẻ với người dùng phổ thông, 24-bit/192kHz. Tại sao lại là 192kHz? Bởi khả năng phân biệt của con người là có hạn. Hơn nữa khi xét mặt bằng chung thị trường, người dùng phổ thông mới chiếm chủ yếu chứ không phải những audiophile. Vì vậy, 192kHz có thể là đủ.
Tuy nhiên, so với 96kHz, điểm yếu lớn nhất của chuẩn 192kHz là sự thông dụng. Trong khi ngày càng nhiều đầu DVD (với linear PCM), card âm thanh máy tính, DAC... hỗ trợ độ phân giải 96kHz, chip xử lý 24-bit/96kHz ngày càng rẻ thì những hạn chế về thiết bị âm thanh lại ngăn cản 192kHz phát triển. Nhiều phòng thu, nhà phát hành không đầu tư cho chuẩn mới vì nhận thấy nhu cầu thị trường, chủ yếu từ các audiophile, chưa thật sự lớn, có thể không thu được lợi nhuận. Không phải mọi gia đình đều sở hữu DAC hay card hỗ trợ đến 192kHz.
Giả sử bỏ qua yếu tố thiết bị, bởi trong tương lai, chip 24-bit/192kHz hoàn toàn có thể rẻ hơn, các sản phẩm âm thanh cao cấp hiện nay vì thế cũng trở nên "bình dân" hơn. Lúc này, quan trọng hơn cả là việc người dùng phổ thông có nhận ra được sự khác biệt giữa hai chuẩn âm thanh hay không. Rất có thể. Theo những thông tin thống kê từ một số trang chia sẻ âm nhạc hàng đầu như HDtracksChesky, 2L... dù nội dung 192kHz không đa dạng, nhưng luôn có được số lượng tải về lớn gấp nhiều lần 96kHz. Điều này chứng tỏ sự quan tâm lớn của một bộ phận thị trường đến chuẩn âm thanh mới.
Trong cuộc xác định tương lai của âm thanh số, thiệt thòi nhất có lẽ vẫn là các audiophile, bởi thị trường phổ thông sẽ quyết định độ phân giải trung bình là phổ biến. Vì vậy, nguồn tư liệu số chất lượng cao, vốn rất được giới chơi âm thanh ưa chuộng, sẽ bị hạn chế từ ngay phòng thu.
Nguyên Khánh

Ampli và đầu CD Marantz mới cho thị trường phổ thông

0 nhận xét


Ampli và đầu CD Marantz mới cho thị trường phổ thông

Nhà sản xuất âm thanh hơn 50 năm tuổi vừa ra mắt ampli và đầu đọc CD mới với tiêu chí hiệu năng/giá thành được ưu tiên hàng đầu.

Ampli Marantz PM6004. Ảnh:
Ampli Marantz PM6004. Ảnh: Hideflifestyle.
Nối tiếp hai dòng sản phẩm đã gặt hái được nhiều giải thưởng cùng đánh giá tích cực của các tạp chí hi-fi thế giới, Marantz ra mắt bộ đôi ampli PM6004 và đầu đọc CD6004 mới, vẫn đặt tiêu chí hiệu năng/giá thành lên hàng đầu nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người dùng phổ thông.
Theo nhà sản xuất, cả hai sản phẩm đều được "chăm chút" bởi đội ngũ kỹ sư được cố vấn trực tiếp bởi đại diện thương hiệu Ken Ishiwata, audiophile nổi tiếng người Nhật đã gắn bó với Marantz từ hơn 30 năm qua.
So với phiên bản trước, thiết kế của ampli PM6004 không có sự thay đổi đáng kể. Marantz vẫn giữ lại thiết kế đơn giản, tinh tế, không quá nhiều chi tiết mà vẫn đầy đủ, dễ sử dụng.
Điều làm nên sự khác biệt của phiên bản mới là những thay đổi bên trong. Ở PM6004, các kỹ sư đã chọn lọc và chế tạo rời hoàn toàn các chi tiết đơn lẻ, thay vì sử dụng các linh kiện tích hợp chung như trước đây. Trong số các chi tiết này, có thể kể đến biến áp được bọc vỏ chống nhiễu đặc biệt với trở kháng thấp, tụ điện thiết kế riêng và các bóng bán dẫn cao áp được gắn trực tiếp trên các tản nhiệt nhôm.
Ampli mới có khả năng cung cấp 45W một kênh với trở kháng 8 Omh (60W một kênh ở 4 Omh), cổng phono hỗ trợ MM cùng hai cọc loa bi-wiring mạ vàng.
Đầu CD6004 được tập trung nhiều hơn cho cấu trúc bên trong. Ảnh: 21hi-fi.
Đầu CD6004 được tập trung nhiều hơn cho cấu trúc bên trong. Ảnh: 21hi-fi.
Tương tự như ở PM6004, đầu đọc CD6004 mới không có nhiều khác biệt so với sản phẩm đời trước. Nhà sản xuất tập trung hơn cho các cải tiến bên trong hơn là thiết kế đã được người dùng đánh giá cao.
Trong các đặc điểm nổi bật trên CD6004, đầu tiên phải kể đến vị trí khay CD được đưa vào trung tâm của đầu đọc, cùng với một bộ khung hợp kim chắc chắn được Marantz áp dụng nhằm giảm thiểu rung động không mong muốn.
Bộ chuyển đổi tín hiệu số/analog sử dụng chip Cirrus Logic CS4398 đang được nhiều nhà sản xuất ưa chuộng, sử dụng cho nhiều hệ thống âm thanh chất lượng cao. Ngoài ra, Marantz cũng giới thiệu module ampli tích hợp HDAM-SA2 phiên bản mới nhất được thiết kế cho đầu đọc CD6004. Bên cạnh đó là khả năng chơi nhạc từ các thiết bị apple từ cổng USB phía trước. Điểm mới là đầu đọc CD có thể sạc những thiết bị này ngay trong lúc kết nối.
Cả PM6004 và CD6004 đều có hai phiên bản trắng bạc và đen piano với remote đa dụng. Bộ đôi sẽ được lên kệ vào cuối tháng chín có cùng mức giá khoảng 505 USD mỗi chiếc.
Nguyên Khánh

B&W 805 Diamond

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011 0 nhận xét

Thông số kỹ thuật cơ bản

Loại loa: hai đường tiếng
Loa: Loa trung trầm 6,5" màng Kevlar, loa tweeter 1" kim cương
Đáp tần: 49Hz–28kHz (–3dB)
Độ nhạy: 88dB (2.83V/1m)
Trở kháng: 8 ohm
Ampli công suất khuyến nghị: 50W–120W / 8 ohms
Kích thước: 238 x 418 x 351mm
Trọng lượng: 12kg
Giá thành: 5000 USD một đôi

Một số cải tiến của dòng series 800 Diamond đã được B&W đưa vào phiên bản 805 bao gồm một tweeter cho surround, sử dụng 4 lõi từ trong tweeter thay vì một, tụ Mundorf cho mạch phân tần và các chấu tiếp xúc dây và loa được thiết kế đặc biệt đảm bảo âm thanh được truyền tải hoàn hảo nhất.
Những thiết kế vốn đã quen thuộc với series 800 tiếp tục được tái hiện ở bản 805 này như kiểu tweeter hình ống gắn trên đỉnh loa, màng loa trung sợi Kevlar và một lỗ thoát khí gân sóng.
Thuộc phân khúc loa nhỏ, 805 Diamond chỉ nặng khoảng 12kg. Thùng loa được thiết kế cẩn trọng nhằm giảm rung động tối đa. Thử nghiệm sơ bộ cho thấy ngay cả khi nghe nhạc với những tiết tấu mạnh, sờ tay lên vỏ loa cũng chỉ cảm thấy độ rung động rất êm. Với vị trí được gắn độc lập trên đỉnh, tách khỏi thùng loa trung/trầm, loa tweeter cho phép tản âm không giới hạn trong khi giảm thiểu tối đa nhiễu sóng âm nội tại trong thùng loa. Thông số cơ bản của loa 805 Diamond bao gồm độ nhạy 88dB (2.83V, 1m) với trở kháng 8Ω, phân tần 4kHz và đáp tần 49Hz–28kHz (-3dB), hoàn toàn phù hợp và dễ kéo bởi các ampli khác.
Đôi loa này có giá 5.000 USD. Ảnh: Avguide.
Đôi loa này có giá 5.000 USD. Ảnh: Avguide.

B&W 805 Diamond có loa tweeter kim cương. Ảnh: Avguide.
Loa B&W 805 Diamond có loa tweeter kim cương. Ảnh: Avguide.



Hoạt động của loa như thế nào - Những điều cơ bản về âm thanh

0 nhận xét

Mới đây, Tạp chí How Stuff Works - Mỹ đã có loạt bài tìm hiểu cơ chế hoạt động của loa, từ việc phát âm, thiết kế loa ảnh hưởng thế nào đến chất âm phát...

Để hiểu loa hoạt động như thế nào, đầu tiên cần phải hiểu âm thanh hoạt động ra sao.
Bên trong tai người có một màng da rất mỏng gọi là màng nhĩ. Áp suất biến đổi liên tục trong không khí sẽ tác động đến màng nhĩ làm chúng rung lên. Khi màng nhĩ rung lên, não bộ sẽ dịch các rung động này thành âm thanh. Đó là cách con người nghe.
Một vật thể tạo ra âm khi nó rung động trong không khí. Khi vật thể rung động, nó làm các hạt khí xung quanh chuyển động theo. Các hạt khí này lại tác động lên các hạt khí bên cạnh nó chuyển động tiếp, từ đó mang theo xung rung động truyền qua không khí đến tai người.
Theo cách trên, vật thể rung động đã gửi một sóng dao động thông qua không khí, và khi dao động này tới tai người, nó sẽ làm màng nhĩ rung lên. Não bộ sẽ dịch các rung động này thành âm thanh của vật thể đó.
Phân biệt âm thanh
Cấu tạo cơ bản của loa. Ảnh: Howstuffworks.
Cấu tạo cơ bản của loa. Ảnh: Howstuffworks.
Con người nghe được âm thanh khác nhau từ các vật thể rung động khác nhau bởi những yếu tố sau:
Tần số sóng âm – Sóng âm tần số cao đơn giản là áp lực không khí dao động với tốc độ nhanh trong một khoảng thời gian nhất định. Não bộ sẽ biên dịch các dao động này dưới dạng âm cao. Khi cũng một khoảng thời gian như vậy nhưng ít dao động hơn, âm sẽ thấp hơn.
Mức áp suất không khí – Đây là biên độ (độ lớn) của sóng âm, quyết định mức âm lượng của âm thanh. Sóng âm với biên độ lớn sẽ làm màng nhĩ rung động mạnh hơn, não bộ sẽ diễn dịch rằng âm thanh này to hơn.
Có một thiết bị cũng hoạt động tương tự như tai người, đó là microphone dùng để thu âm. Nó cũng có một màng rung động theo sóng âm trong những môi trường nhất định. Sóng âm thu được từ micro này sẽ được mã hóa và được lưu trong băng từ, CD… dưới dạng một tín hiệu điện tử. Khi các tín hiệu này được gửi đến loa, loa sẽ biên dịch lại thành rung động vật lý của màng loa. Các loa chất lượng tốt thường được thiết kế tối ưu sao cho rung động vật lý của màng loa sẽ tái tạo được gần như nguyên vẹn âm thanh thu được từ micro.
Tạo âm thanh
Loa, về cơ bản, là một bộ máy biên dịch đầu cuối hoạt động ngược với microphone. Loa chuyển tín hiệu điện tử trong các phương tiện lưu trữ thành rung động cơ học để tái tạo sóng âm sao cho giống với sóng âm thu được từ microphone nhất.
Các loa truyền thống thực chất thường gồm một hay nhiều loa con (hay còn gọi là củ loa - driver).
Màng loa (Diaphragm)
Cấu tạo của một loa tiêu biểu gồm khung sắt, nam châm vĩnh cửu và màng giấy. Ảnh: Howstuffwork.
Cấu tạo của một loa tiêu biểu gồm khung sắt, nam châm vĩnh cửu và màng giấy. Ảnh: Howstuffworks.
Loa con tạo sóng âm bằng việc rung màng loa (cone hoặc diaphragm) với tốc độ cao.
- Màng loa thường được làm từ giấy, nhựa hay kim loại, trong đó phần vành rộng được gắn với viền treo (suspension).
- Viền treo, hay vành loa, là một vành tròn bằng vật liệu co giãn, cho phép màng nón chuyển động vào ra. Viền treo này được gắn với khung kim loại của loa (basket).
- Phần vành hẹp của màng nón loa được nối với cuộn âm (voice coil).
- Cuộn âm gắn với khung kim loại bằng mạng nhện (spider) vốn cũng là một vành tròn bằng vật liệu co giãn với nhiệm vụ giữ cho cuộn âm luôn ở đúng vị trí chính giữa nhưng vẫn cho phép cuộn này chuyển động vào ra.
Đối với một số loại loa nhất định, màng loa được thiết kế dạng vòm (dome) thay vì nón (cone).
Cuộn âm
Khi dòng điện chạy qua cuộn âm đổi chiều, hướng cực của cuộn âm cũng đổi chiều theo. Ảnh: Howstuffworks.
Khi dòng điện chạy qua cuộn âm đổi chiều, hướng cực của cuộn âm cũng đổi chiều theo.
Ảnh: Howstuffworks.
Cuộn âm thực chất là một nam châm điện từ.
Nam châm điện từ gồm một cuộn dây quấn vòng quanh một lõi kim loại (thường là sắt). Khi cho dòng điện chạy qua, cuộn dây sẽ sinh ra một từ trường xung quanh làm cho sắt có từ tính. Từ trường này tương tự như từ trường xung quanh nam châm vĩnh cửu, cũng gồm cực Bắc và cực Nam và cũng hút kim loại. Nhưng không như nam châm vĩnh cửu, ở nam châm điện từ người ta có thể đảo cực Bắc Nam bằng cách đảo chiều dòng điện.
Dây từ hệ thống âm thanh sẽ được nối với loa con bằng hai đầu nối trên. Ảnh: Howstuffworks.
Dây từ hệ thống âm thanh sẽ được nối với loa con bằng hai đầu nối trên. Ảnh: Howstuffworks.
Cơ chế này cũng tương tự như cách thức của tín hiệu stereo, cũng đổi chiều điện tử liên tục thông qua hai đầu nối đen đỏ vốn đã rất quen thuộc đối với những ai hay phải nối loa.
Về cơ bản, bộ khuếch đại (amplifier) liên tục thay đổi tín hiệu điện, dao động giữa dòng dương và dòng âm của dây đỏ. Do điện tử luôn chạy theo một chiều giữa cực dương và cực âm, dòng điện chạy qua loa cũng đảo chiều liên tục tạo thành dòng xoay chiều. Dòng xoay chiều này đến lượt nó sẽ làm đảo cực nam châm điện từ liên tục nhiều lần trong một giây.
Nam châm
Khi dòng điện chạy qua cuộn âm đổi hướng, cực của cuộn âm cũng đảo chiều. Hoạt động này làm thay đổi lực từ trường tác động giữa cuộn âm và nam châm vĩnh cửu, theo đó làm cho cuộn âm cùng màng loa gắn với nó chuyển động theo. Ảnh: Howstuffworks.
Khi dòng điện chạy qua cuộn âm đổi hướng, cực của cuộn âm cũng đảo chiều. Hoạt động này làm thay đổi lực từ trường tác động giữa cuộn âm và nam châm vĩnh cửu, theo đó làm cho cuộn âm cùng màng loa gắn với nó chuyển động theo. Ảnh: Howstuffworks.
Dưới đây là cách thức mà dao động điện có thể khiến cho cuộn âm chuyển động vào ra. Nam châm điện từ được đặt trong từ trường cố định của nam châm vĩnh củu. Hai nam châm này (điện từ và vĩnh cửu) tương tác với nhau như hai nam châm bình thường, trái dấu hút nhau, cùng dấu đẩy nhau. Khi cực của nam châm điện thay đổi, chẳng hạn từ cực dương sang cực âm sẽ tạo nên lực từ hút sang đẩy đối với cực âm của nam châm vĩnh cửu. Lực tác động này khiến cho cuộn âm chuyển động vào ra liên tục theo dao động điện tương tự như một chiếc piston.
Khi cuộn âm chuyển động, do được gắn với màng loa nên màng cũng sẽ chuyển động theo. Màng loa chuyển động khiến cho không khí phía trước loa bị rung động, từ đó tạo ra sóng âm. Tín hiệu điện tử cũng có thể được biên dịch thành dạng sóng, theo đó, tần số và biên độ của sóng điện tử này sẽ tác động và điều khiển cuộn âm chuyển động theo tỷ lệ và khoảng cách nhất định. Do sóng điện tử này là dạng mã hóa của sóng âm gốc nên chuyển động màng loa theo tỷ lệ và khoảng cách nhất định đến lượt nó sẽ tạo nên sóng âm đúng với tần số và biên độ mà nó đã được mã hóa.
Các kích cỡ loa con khác nhau thường được chế tạo để phục vụ cho những dải tần nhất định. Thông thường dải tần của một loa sẽ được chia nhỏ và được thể hiện bởi nhiều loa con khác nhau.
Nguyễn Hà

Loa 'đá quý' Wharfedale Jade

0 nhận xét

Loa 'đá quý' Wharfedale Jade

Wharfedale tiếp tục truyền thống đặt tên loa bằng các mẫu đá quý với các phiên bản Jade mới.

Loa Wharfedale Jade 7 (bên phải) và bookshelf Jade 1 (trái). Ảnh: eCoustics.
Sau series Diamond, Wharfedale tiếp bước truyền thống đặt tên đá quý của mình với series Jade gồm hai loa bookshelf Jade 1, Jade 3, hai loa sàn Jade 5, Jade 7, hai loa trung tâm Jade C1, Jade C2 và một loa surround Jade SR. Nếu theo mức quý hiếm của kim cương và ngọc bích, có vẻ series này sẽ thuộc phân khúc thấp hơn series Diamond trước đây.
Các loa series Jade mới đều được đóng thùng chất liệu Crystalam, một chất liệu hoàn toàn mới, được Wharfedale kết hợp giữa gỗ và composit nhằm đem đến chất âm tối ưu trong khi giảm thiểu các hiện tượng rò âm hay rung lắc. Nón loa làm bằng Acufiber, cũng là một vật liệu mới do hãng phát triển.
Series Jade này sẽ ra mặt thị trường châu Âu ngay trong tháng này, trong khi thời điểm cho thị trường Mỹ vẫn chưa được xác định.
Thế giới Loa

 
Thế giới Loa © 2011 | Designed by Thế giới loa